Chiều cao của trẻ: Chuyên gia nói gì về các yếu tố ảnh hưởng?

Chiều cao của trẻ luôn là một trong những lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ trong suốt quãng đời trẻ thơ và tuổi vị thành niên. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trong bài viết này, CentiUP sẽ giúp bạn tìm hiểu về các yếu tố đó dưới góc nhìn của các chuyên gia nhé!

1. Giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có 3 giai đoạn vàng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ em. Trong 3 giai đoạn này, nếu cha mẹ có thể tập trung vào việc chăm sóc đến các yếu tố ảnh hưởng chiều cao của trẻ có thể giúp cho trẻ đạt được chiều cao mong muốn trong tương lai.

chiều cao của trẻ
Cha mẹ nên nắm bắt giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ để trẻ đạt được chiều cao mong muốn

1.1. Giai đoạn 1000 ngày đầu

Trong thời kì mang thai, tình trạng dinh dưỡng và tâm lí của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của thai nhi, đồng thời đây cũng là giai đoạn định hình chiều cao của thai nhi.

Khoảng từ tháng 4 của thai kì trở đi, hệ xương của thai nhi bắt đầu phát triển. Vậy nên mẹ bầu cần phải bổ sung đủ lượng canxi từ thực phẩm trong thời gian này để tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển chiều cao khi chào đời.

Trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, trẻ tăng chiều cao nhanh chóng, tầm 25cm  trong 12 tháng đầu và tầm 10cm mỗi năm trong năm tiếp theo. Để đạt được sự tăng chiều cao này, cha mẹ cần phải tập trung vào dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ và sức khỏe cho trẻ. Đối với dinh dưỡng, cho con bú trong 6 tháng chào đời và bổ sung thực phẩm là cách hiệu quả để đảm bảo sự phát triển của trẻ.

1.2. Giai đoạn dậy thì

Đây là giai đoạn cuối cùng cho sự tăng trưởng chiều cao vượt trội của trẻ. Thời kì này thường xảy ra ở khoảng từ 12-18 tuổi đối với nữ và khoảng từ 10-16 tuổi đối với nam. Trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao này, trẻ có thể tăng từ 8-12cm mỗi năm.

Trong giai đoạn dậy thì này, cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh cho trẻ, đặc biệt đủ canxi và vitamin D để phát triển xương, đồng thời cần phải cung cấp đủ protein cho trẻ để xây dựng hệ cơ bắp. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đảm bảo con cái được tiêm phòng đầy đủ và tắm nắng hàng ngày để hấp thụ vitamin D tự nhiên.

2. Quá trình phát triển chiều cao của trẻ

Trẻ tăng trưởng chiều cao liên tục từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Sự phát triển này của trẻ là kết quả của sự biến đổi của các sự tăng tưởng tại các xương dài ở chân và cánh tay. Chiều cao của trẻ tăng dần lên khi các đĩa tăng trưởng tạo ra xương mới.

Theo chuyên gia, những năm đầu đời, trẻ sơ sinh thường tăng chiều cao lên đến 50%. Từ 2-5 tuổi, trẻ em thường tăng trưởng từ 6,3-6,9cm mỗi năm. Từ khi trẻ 10 tuổi, tốc độ tăng chiều cao mỗi năm là 6,3 cm. Trong giai đoạn tuổi dậy thì từ 11-18 tuổi, trẻ có thể tăng từ 15-20% chiều cao cuối cùng.

Tuy nhiên, sau giai đoạn này thì các mảng tăng trưởng sẽ ngừng tạo ra xương mới, cơ thể cũng sẽ ngừng phát triển chiều cao. Theo quy luật tự nhiên, cơ thể sẽ giảm dần chiều cao khi bắt đầu lão hóa.

3. Các yếu tố ảnh hưởng chiều cao của trẻ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng chiều cao của trẻ: dinh dưỡng, gen di truyền, vận động, giấc ngủ, nội tiết tố và giới tính. Hãy cùng CentiUP tìm hiểu từng yếu tố một cách kĩ càng nhé!

3.1.  Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chiều cao và sự phát triển của trẻ. Trong nhóm các yếu tố ảnh hưởng chiều cao thì đây là yếu tố mà cha mẹ có thể can thiệp được và được xem là yếu tố quan trọng nhất. Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không lành mạnh hoặc thiếu các chất cần thiết, trẻ em có thể sẽ không đạt được chiều cao lý tưởng.

Mẹ bầu trong thời kì mang thai nên chú ý đến dinh dưỡng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên phụ nữ mang thai nên bổ sung chế độ ăn uống bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, cá, sữa, hạt, đậu, rau xanh, hoa quả.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ em và trẻ vị thành niên đang tuổi dậy thì nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và đẩy đủ các chất, gồm nhiều loại rau và trái cây. Điều này sẽ đảm bảo rằng cơ thể của trẻ có thể nhận đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết để phát triển.

Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý cung cấp canxi và protein cho trẻ để phát triển xương và cơ. Một số loại thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, các loại đậu. Trong khi đó, canxi có trong sữa, các sản phẩm từ sữa, phô mai, cải xoăn, bông cải xanh, đậu nành, cam, cá hồi và cá mòi.

chiều cao của trẻ
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà cha mẹ có thể can thiệp để tác động đến chiều cao của trẻ

3.2. Gen di truyền

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trong quá trình phát triển, tốc độ tăng trưởng chiều cao có thể khác nhau với mỗi người và thường được ảnh hưởng bởi di truyền từ bố mẹ.

DNA đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định chiều cao. Các nhà khoa học cũng đã xác định được có hơn 700 biến thể gen khác nhau có liên quan đến chiều cao. Một số gen quyết định đến việc sản xuất hormone tăng trưởng trong khi một số khác thì quyết định đến sự phát triển của các đĩa tăng trưởng.

Phạm vi chiều cao bình thường có thể thay đổi đáng kể tùy vào nguồn gốc dân tộc, quốc gia,.. và yếu tố di truyền có thể quyết định một lượng phần trăm đáng kể, khoảng 23%.

3.3. Vận động

Ngày nay trẻ em thường dành rất nhiều thời gian để học tập hoặc dành thời gian cho các hoạt động giải trí trong nhà như xem TV, sử dụng điện thoại hoặc chơi game. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian chúng dành cho việc vui chơi và vận động. Việc vận động đều đặn có vai trò quan trọng giúp cơ thể của trẻ phát triển tự nhiên, tăng cường sức khỏe xương và cơ bắp.

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, vận động được coi là một yếu tố có thể kích thích mạnh mẽ việc sản xuất hormone tăng trưởng (GH) trong cơ thể.

Tham gia vào các hoạt động thể thao sẽ giúp trẻ cải thiện mật độ xương, tăng cường khối lượng cơ bắp và đạt được chiều cao tối ưu. Khi nhỏ tuổi, các chuyên gia khuyến khích trẻ có các hoạt động vận động phù hợp như massage, bơi lội. Khi trẻ lớn hơn thì có thể tham gia các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, chơi bóng cùng bạn bè. Điều này không chỉ giúp trẻ tạo ra cơ hội hấp thụ ánh nắng mặt trời mà còn giúp trẻ vận động tay chân hài hòa, linh hoạt, phát triển cơ bắp.

3.4. Giấc ngủ

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ em và trẻ trong độ tuổi dậy thì. Trong thời gian ngủ sâu, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra các hormone cần thiết để thúc đầy quá trình phát triển. Việc này khiến cho việc ngủ đủ giấc có vai trò quan trọng giúp tăng trưởng chiều cao tối ưu.

Ngược lại, thiếu ngủ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ, làm giảm khả năng tập trung, giảm năng lượng thực hiện các hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Một giấc ngủ chất lượng và đủ thời gian ảnh hưởng rất nhiều đến chiều cao, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vậy nên, bố mẹ cần xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, ngủ sâu và tránh sao nhãng làm đứt mạch giấc ngủ của trẻ.

chiều cao của trẻ
Giấc ngủ chất lượng và đủ giấc ảnh hưởng lớn đến chiều cao, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ

3.5. Nội tiết tố

Nội tiết tố hoạt động dưới sự điều tiết của gen là một trong các yếu tố ảnh hưởng chiều cao rõ rệt nhất. Nếu thiếu nội tiết tố hoặc hệ thống nội tiết hoạt động không hiệu quả, trẻ có thể bị rối loạn quá trình trao đổi chất, dậy thì muộn, chậm lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao của trẻ.

Từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, cơ thể con người có thể liên tục sản sinh ra các hormone. Chúng đóng vai trò như một tín hiệu kích hoạt các đĩa tăng trưởng để tạo ra xương mới. Một số hormone ảnh hưởng đến chiều cao là: Hormone tăng trưởng HGH, Hormone giới tình và Hormone tuyến giáp.

3.6. Giới tính

Đây là yếu tố khá dễ nhận thấy khi kể đến các yếu tố ảnh hưởng chiều cao của trẻ. Trước độ tuổi dậy thì, các bé trai thường có xu hướng thấp hơn bé gái từ 0,5-1 cm. Từ sau dậy thì, nam giới thường có xu hướng cao hơn nữ giới bằng tuổi từ 10-15cm.

Chiều cao của trẻ là một quá trình phát triển lâu dài và cần sự kiên trì của cha mẹ. Khi đã biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, cha mẹ cần phối hợp việc tập trung chăm sóc và rèn luyện các yếu tố có thể can thiệp được nhằm giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu và đạt được tiềm năng di truyền của mình. Là những bậc phụ huynh thông thái, hãy tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện!

banner chân website centiup
CentiUP – Công thức cho trẻ cao lớn

CentiUP – Khai phá tiềm năng của trẻ

CentiUP là công thức cho trẻ cao lớn. Với bộ ba Nano Canxi, HMO DHA được pha trộn theo tỉ lệ vàng, kết hợp cùng công nghệ siêu vi Nano hiện đại, CentiUP giúp trẻ tăng chiều cao, tăng cường trí não, cải thiện miễn dịch và phát triển toàn diện.

Sản phẩm dành cho trẻ từ 3 đến 18 tuổi và đặc biệt phù hợp với trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng và chậm phát triển chiều cao.

Với 2-3 ly mỗi ngày, hãy cùng CentiUP khai phá tiềm năng phát triển và tối ưu chiều cao tương lai của trẻ!

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/suacentiup/

Ralated Posts

Copyright information

TRADERS RESPONSIBLE FOR PRODUCT:

HEVINA INTERNATIONAL CO., LTD.

Address: No. 4, Lane 31/2, Residential Group 1, Phu La Ward, Ha Dong District, Hanoi, Vietnam

MANUFACTURED IN:

LIHA NATURE MANUFACTURING AND TRADING JSC.

Address: Vien Noi Village, Van Noi Commune, Dong Anh District, Hanoi City, Vietnam